Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Yerebatan Cistern – Cung điện cổ dưới nước tuyệt đẹp nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Bên dưới thành phố phồn hoa Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có một cung điện cổ dưới nước cực kỳ nguy nga, tráng lệ và đầy huyền bí – Cung điện Yerebatan Cistern . Tồn tại hơn 1500 năm, cung điện mang đầy nét cổ xưa, huyền ảo, khác biệt đến khó quên.

1. Cung điện cổ dưới nước bị lãng quên – Yerebatan Cistern

Yerabatan Cistern - Cung điện cổ dưới nước tuyệt đẹp nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Cung điện huyền bí, lung linh đến kỳ ảo

Khi người dân Istanbul rất nhiều năm trước đây thường xuyên nghe thấy âm thanh nước chảy róc rách bên dưới lòng đất, họ cứ ngỡ đó là tiếng ca của thần đất mẹ vỗ về, bảo vệ cho các con của mình khỏi thiên tai, địch họa, bình an sinh sống trên mảnh đất thần thánh .

Cho tới khi học giả Petrus Gyllius, người đang có công trình nghiên cứu cổ vật Byzantine trong thành phố Istanbul tò mò về nơi phát ra tiếng nước, còn được nhiều người dân cho biết họ có thể múc nước sạch khi xuống tầng hầm nhà mình, đôi khi còn bắt được cá thì Petrus Gyllius đã dành nhiều thời gian mày mò tìm hiểu, cuối cùng đã khám phá ra ngọn nguồn.

Hóa ra, âm thanh nước chảy này đến từng cung điện khổng lồ dưới lòng đất, có vị trí gần nhà thờ Hagia Sophia – Cung điện Yerebatan Cistern.

Yerebatan Cistern trong tiếng Thổ có nghĩa là Cung điện chìm, nó được xây dựng như một cung điện đích thực, vô cùng tinh xảo, tráng lệ. Mục đích chính cho việc xây dựng tòa cung điện này là dùng làm bể chứa nước ở thời kỳ đế quốc Byzantine vào thế kỉ VI. 

Theo nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, cung điện này được xây vào những năm 542 bởi đại đế Giustinian, người đã triệu tập hơn 8000 nô lệ gấp rút xây dựng cung điện để làm nơi trú ẩn, ngăn chặn các mối nguy hiểm từ kẻ thù khi chiến tranh xảy ra và dùng dự trữ, cung cấp nước cho Cung điện Lớn – Great Palace, các tòa nhà xung quanh và cho thành phố.

Yerabatan Cistern - Cung điện cổ dưới nước tuyệt đẹp nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Lượng nước lưu trữ trong cung điện tới 100.000 tấn

Lượng nước được lưu trữ trong cung điện này lớn đến 100.000 tấn, theo ước tính có thể cung cấp thoải mái nước cho cả thành phố sử dụng trong vòng 1 tháng.

Cung điện dưới nước Yerebatan Cistern có tổng thể diện tích cực lớn, dài đến 140 m, rộng 70 m, sử dụng tới 336 cột đá, mỗi cột cao 9 m chuyên được đặt san sát nhau với mục đích nâng đỡ cho mái vóm của công trình.

Các cột đá này được xây dựng theo phong cách Corinthian, điêu khắc tinh xảo, đẹp mắt, được chuyển đến thành phố từ đền thờ ở vùng Antalya Toglia.

Dạo 1 vòng quanh cung điện dưới nước, du khách rất dễ nhận thấy hình ảnh mắt quỷ biểu tượng của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện ở nhiều nơi, đặc biệt được khắc trên các cây cột trong bể chứa nước ngầm.

Sở dĩ kiến trúc sư sử dụng hình ảnh mắt quỷ trang trí cho công trình là vì theo truyền thuyết của người Thổ, bùa mắt quỷ này có thể bảo vệ con người khỏi các thế lực tà ác, quỷ dữ, có bùa mắt quỷ trang trí cho cung điện, Yerebatan Cistern sẽ được bảo vệ vững chắc hơn, kẻ thù sẽ không bao giờ phát hiện ra nơi này.

Bùa mắt quỷ rất phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ, người Thổ cũng hay sử dụng hình ảnh mắt quỷ trong đời sống thường ngày, họ dùng nó trang trí, làm vòng tay, vòng cổ, hoa tai của phụ nữ, đồ trang trí treo trong nhà của người dân, văn phòng, xe hơi, quần áo. Mắt quỷ thường có màu xanh đại dương, kích cỡ đa dạng, chủ yếu có hình tròn.

Du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch nếu thích thú với bùa mắt quỷ, có thể thoải mái trải nghiệm hàng ngàn mẫu trong cung điện Yerebatan Cistern hoặc mua về làm quà lưu niệm cho người thân, bạn bè nhé.

Yerabatan Cistern - Cung điện cổ dưới nước tuyệt đẹp nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Đầu của nữ thần đầu rắn Medusa được đặt ngược, cực rợn người khi ngắm nhìn kỹ

Trở lại với thiết kế của cung điện Yerebatan Cistern, trong 336 cột đá này có 2 mẫu cột đặc biệt, thiết kế phần bệ cột là 2 hình đầu người 1 đầu được đặt ngược, 1 đầu được đặt nằm nghiêng, một trong số chúng được cho rằng là đầu của nữ thần đầu rắn Medusa. Tương truyền cung điện dưới nước này sở dĩ có màu sắc huyền bí, kỳ ảo như vậy là bởi nơi đây giam giữ linh hồn của nữ thần Medusa.

Medusa vốn là một vị thần trong thần thoại Hy Lạp, nàng bị nữ thần Athena nguyền rủa biến tóc Medusa thì đầu rắn, người nào bất hạnh nhìn thẳng vào Medusa khi nàng mở mắt, họ sẽ ngay lập tức biến thành tượng đá. Cũng trong thần thoại Hy Lạp, Medusa được xem là ác thần mà không phải “hiền” thần được mọi người ca tụng, thờ phụng như Zeus, Athena…

Đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng với lý do vì sao cung điện này lại trang trí với phần đầu của nữ thần Medusa mà phần đầu lại được đặt 1 bên hoặc đặt ngược. Khách du lịch khi đến gần chiêm ngưỡng bệ cột này đều cảm thấy rợn rợn, kỳ dị đến khó tả.

Yerebatan Cistern sau khi được xây dựng và sử dụng trong khoảng 1 thời gian cho tới khi các hoàng đế Byzantine di dời khỏi cung điện Great Palace thì nó đã bị bỏ hoang và lãng quên theo dòng chảy lịch sử.

2. Được cải tạo nhiều lần và ngày nay đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ

Yerabatan Cistern - Cung điện cổ dưới nước tuyệt đẹp nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Nhiều hành lang, lối đi được xây thêm cho du khách tiện tham quan

Bất ngờ vào năm 1545, khi học giả Petrus Gyllius tìm hiểu địa hình, khám phá các khu phố ở Istanbul, đã tìm ra bể chứa nước lớn bên dưới lòng thành phố và đây cũng chính là cung điện Yerebatan Cistern, cung điện cổ dưới nước tưởng chừng đã bị lãng quên từ năm nào.

Ngay cả sau khi được phát hiện ra, người Ottoman cũng không đối xử với Cung điện chìm đúng với giá trị của nó, họ biến cung điện thành bãi rác, chứa đầy những loại rác thải dơ bẩn, thậm chí còn có cả xác chết.

Cho đến thế kỷ 18, năm 1723, dưới triều đại Ahmed III, Cung điện Yerebatan Cistern đã được sửa chữa lần đầu tiên bởi kiến ​​trúc sư Muhammad Agha – Kayseri, họ loại bỏ rác thải, làm sạch nước toàn diện. Lần sữa chữa lớn thứ hai tiếp tục các công việc như lần thứ nhất đã hoàn thành trong thế kỷ 19 dưới triều đại vua Abdulhamid II (1876 – 1909).

Sau đó vào năm 1968, cung điện được tiếp tục sửa chữa, chủ yếu là phục hồi lại các cột đá bị hư hỏng, có vết nứt và được sử bổ sung vào năm 1985 bởi Bảo tàng Thủ đô Istanbul.

Cũng vào lần phục hồi năm 1985, có đến 50.000 tấn bùn đã được loại bỏ khỏi cung điện, các hành lanh di chuyển, lối đi được xây dựng xuyên suốt cung điện để thay thế cho các chiếc thuyền từng được sử dụng để tham quan cung điện.

Yerebatan Cistern chính thức được mở cửa đón công chúng tham quan là vào năm 1987. Để tăng sự trải nghiệm, nâng cao độ sáng và nét đẹp của công trình, người ta lắp đặt rấ nhiều bóng đèn ở bên dưới các cột đá, dưới ánh sáng của đèn, cả cung điện trở nên lung linh, huyền ảo trong sắc vàng pha đỏ cực kỳ bí, ấn tượng.

Yerabatan Cistern - Cung điện cổ dưới nước tuyệt đẹp nhất Thổ Nhĩ Kỳ

Rất nhiều cá được thả ở đây

Hơn nữa, dưới lòng nước trong cung điện còn có nhiều đàn cá chép bơi lội tung tăng, cực thú vị.

Ngắm nhìn từng đường nét hoa văn, kiến trúc của cả tòa cung điện như đổ bóng xuống dòng nước tạo nên 1 thế giới thần kì cực đậm chất thần thoại là điểm du lịch Thổ Nhĩ Kỳ giá rẻ lý tưởng của du khách đến từ khắp mọi nơi trên thế giới.

Cung điện dưới nước hiện nay không chỉ là điểm tham quan, du lịch tiêu biểu của thành phố Istanbul mà nó vẫn còn được sử dụng như là nơi tích nước cho cả thành phố.

Người dân vẫn thích sử dụng nguồn nước trong cung điện cho sinh hoạt hằng ngày. Du khách có thể thử uống nước nơi đây để cảm nhận sự ngọt mát của dòng nước dưới lòng đất Thổ này đấy.

Qua những thông tin chúng tôi chia sẻ về Cung điện Yerebatan Cistern bạn đã muốn “tận mục sở thị” nét đẹp độc đáo, huyền bí của cung điện chìm bí ấn này không? Chọn thời gian, lên kế hoạch du lịch Thổ Nhĩ Kỳ ngay nào! Nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều điểm du lịch thú vị khác ở đất Thổ, vào web vttravelplus.com nhé.

XEM THÊM:

Khám phá tu viện Sumela “cô độc” nằm cheo leo trên vách núi

Đứng hình trước nét đẹp bí ẩn của thư viện lớn thứ 3 thế giới cổ đại – Celsus

Đắm chìm trong nét đẹp độc đáo của tàn tích thành cổ Korykos Thổ Nhĩ Kỳ

Leave a Reply