Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Mất hồn trước hương vị tuyệt hảo cà phê cát độc nhất vô nhị ở Thổ Nhĩ Kỳ

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử hình thành và phát triển đến hơn 800 năm, trong đó món cà phê cát được xem là đặc sản cà phê đáng tự hào nhất của ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ khi nó đã được chính UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.

1. Đất nước có lịch sử cà phê lâu đời nhất thế giới

Lịch sử cà phê Thổ Nhĩ Kỳ đã có hơn 800 năm

Trước khi tìm hiểu về cà phê cát, chúng tôi muốn bạn hiểu thêm về lịch sử cũng như văn hóa cà phê lâu đời của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.

Như đã chia sẻ ở trên, cà phê Thổ Nhĩ Kỳ có lịch sử hình thành, phát triển đã hơn 800 năm và theo các nhà nghiên cứu thì Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp cho văn minh Châu Âu nói riêng cho văn minh nhân loại nói chung một trong hai văn minh vật thể quan trọng nhất chính là cà phê và tắm hơi nóng.

Cà phê bắt đầu lan truyền từ Thổ vào Châu Âu khoảng thế kỷ thứ 16, 17 SCN. Vào khoảng năm 1550 khi 2 người lái buôn Syria mang cà phê vào thủ đô lúc bấy giờ của Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul và sau đó đã nhanh chóng được triều đình Ottoman đón nhận, yêu thích nồng nhiệt đến mức có thời gian trong căn bếp hoàng gia có đến gần 50 người chuyên làm nhiệm vụ pha chế cà phê phục vụ cho nhu cầu của hoàng gia và quý tộc Thổ.

Sau khi giới luật Koran về đồ uống có cồn phổ biến thì sự yêu thích của cà phê ở Thổ Nhĩ Kỳ càng mãnh liệt. Nhiều tập tục về giới tính, hôn nhân ở đất nước Gà Tây còn liền chặt chẽ với cà phê và thú vị nhất là điều luật phụ nữ Thổ có thể li hôn chồng nếu người chồng không cung cấp đủ cà phê cho cô ta uống.

Trong văn hóa cà phê của ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ thì sự đa dạng chủ yếu là ở cách pha chế hơn là nguyên liệu sử dụng. Bởi người Thổ dùng loại nguyên liệu cà phê chính là loại cà phê Arabica. Hạt cà phê thường được rang, xay ngay trước khi pha chế để đảm bảo hương vị tươi mới, hấp dẫn nhất.

Cà phê cát là loại cà phê đặc trưng, thể hiện rõ nét nhất văn hóa cà phê của người Thổ. Mặc dù trong thời hiện đại đã có nhiều loại máy pha cà phê tiên tiến nhưng người Thổ vẫn thích uống cà phê cát được pha theo cách truyền thống.

2. Món cà phê đun sôi trên cát cho hương vị đậm, ngon đến lạ

Cà phê cát được đựng và đun trong cốc Ibrik

Cà phê cát như đúng tên gọi của mình nó được pha chế trực tiếp trên cát và để đun được bằng cát, người ta sử dụng 1 dụng cụ chuyên dụng có tên là “Ibrik”, hình chiếc cốc nhỏ làm bằng chất liệu kim loại với phần miệng nhỏ, đáy rộng và tay cầm thiết kế dài cho người pha chế tiện cầm nắm và hạn chế bị bỏng, nóng tay.

Chiếc cốc Ibrik thường được đặt vào 1 chảo đựng đầy cát nóng và bên dưới là một lò lửa, cát giúp giữ nhiệt tốt, lâu, đảm bảo cà phê được đun ở mức nhiệt độ ổn định cho hương vị nóng ngon ngay khi đến tay người thưởng thức.

Khi pha chế cà phê cát, người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho vào cốc Ibrik 1 lượng cà phê vừa đủ khẩu phần cho 1 người dùng, thêm đường, nước và gia vị cần thiết để tạo bọt.

Tiếp theo, họ đặt và nhấn cốc nhẹ vào giữa chảo cát đã được đun nóng trước đó sao cho cát phủ qua 2/3 thân ngoài của cốc. Sau khi vùi cốc Ibrik vào cát nóng như vậy thì chỉ mất khoảng vài giây là cà phê bắt đầu nóng sôi lên.

Người pha chế lúc nào cũng quan sát liên tục đảm bảo cho cà phê không sôi quá mức để tránh cho cà phê trào ra ngoài, giảm hương vị chuẩn của nó. Khi thấy cà phê có dấu hiệu sôi trào, người pha chế sẽ nhanh chóng nhấc cốc đun lên rồi lại vùi nó trở lại trong cát lần nữa để đun tiếp, động tác này sẽ thường được lặp đi lặp lại nhiều lần trước khi hoàn thành quá trình pha chế.

Cà phê đun trên chảo cát

Khi người pha chế thấy cà phê đã chuẩn vị, tỏa ra hương thơm hấp dẫn thì họ sẽ rót cà phê ra 1 cốc nhỏ khác và phục vụ đến tận tay của thực khách.

Theo người dân bản xứ và du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch có dịp thưởng thức cà phê đặc sản này của Thổ cho biết hương vị cà phê cát đậm đà hơn các loại cà phê khác của Thổ và của thế giới.

Vị đậm và quyến rũ lạ thường của cà phê cát đặc biệt đến mức dù là uống loại cà phê nguyên chất hay thêm đường đều cho bạn cảm nhận khác biệt rõ ràng, lôi cuốn, làm những người mê cà phê khó lòng quên đi hương vị của nó ngay sau lần đầu thưởng thức.

Đun xong, cà phê được rót ra phục vụ ngay

Cà phê cát được pha chế theo nghệ thuật pha chế cà phê tốt nhất với kỹ thuật tạo bọt cực dày. Bí quyết cho kỹ thuật này là người ta sử dụng ấm cao, rót cà phê sánh đặc vào tách với tốc độ đều, khoảng cách lớn và sau khi rót ra khỏi tách, người ta không dùng muỗng khuấy cà phê.

Một bí kíp khác tạo nên vị ngon độc lạ của cà phê cát theo các chuyên gia pha chế người Thổ là thay vì đun nước sôi trước rồi mới cho vào bột cà phê thì với cà phê cát người ta lại đun nước sôi ở giai đoạn pha chế cuối cùng.

Bên cạnh đó, bạn không thể quên thứ đã tạo nên “linh hồn”, nguồn nhiệt ổn định liên tục cho cà phê cát được nóng đều từ lúc bắt đầu cho tới khi hoàn tất quá trình pha chế chính là cát, những hạt cát bé nhỏ nhưng tạo nên sức mạnh quyến rũ không thể nghi ngờ cho di sản văn hóa phi vật thể đầy tự hào của Thổ.

3. Cà phê cát – di sản văn hóa phi vật thể đầy tự hào của người Thổ Nhĩ Kỳ

Đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, đến bất kỳ địa điểm thành phố, huyện trấn nào, bạn cũng có thể thưởng thức được món cà phê cát độc đáo.

Cà phê là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Việc thưởng thức cà phê cát thú vị và đầy tính nghệ thuật không chỉ là ở hương vị khác lạ của loại thức uống “quốc dân” này mà còn ở cả quá trình pha chế cà phê.

Nhìn cách những người pha chế lâu năm của Thổ “múa máy” các cốc Ibrik tài tình trên chảo cát nóng, cách họ rót cà phê phục vụ đến tận tay thực khách là cả một màn biểu diễn nghệ thuật tài tình mà bạn chẳng muốn rời mắt đến vài giây đâu nhé.

Chẳng vậy mà vào năm 2013 tổ chức quốc tế UNESCO đã công nhận và đưa cà phê cát vào danh sách văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cũng bắt đầu từ năm 2013, mọi người trên thế giới mới tò mò, quan tâm và “lần mò” đến tận Thổ Nhĩ Kỳ để thưởng thức thứ cà phê cát nguyên bản do chính tay người Thổ pha chế và chẳng có gì bất ngờ khi sau khi nhấm nhấp cà phê cát, rất nhiều tín đồ cà phê đã yêu ngay hương vị quyến rũ của nó, tôn vinh nó là một trong những loại cà phê ngon nhất thế giới.

Đặc biệt có 1 điều thú vị khác liên quan đến cà phê cát là trong các bữa tiệc cà phê của người Thổ, họ thường dùng cặn cà phê để bói và gọi nó là “Bói cặn”. Một cách bói toán rất giống bói chữ của người Trung Quốc, khi người ta dựa vào hình cặn cà phê sau khi thực khách uống xong để tiên đoán về tương lai của chính họ.

Nếu bạn cũng tò mò và thích thú với “bói cặn” cà phê cát hoặc đơn giản là quan tâm đến món đồ uống đặc sản này của ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, hãy nhanh chân đặt tour du lịch với VT Travel Plus và cùng những người “đồng chí hướng” đến Thổ Nhĩ Kỳ thăm quan, thưởng thức cà phê cát, thử thời vận với “bói cặn” nào!

Leave a Reply