Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đắm chìm trong nét đẹp độc đáo của tàn tích thành cổ Korykos Thổ Nhĩ Kỳ

Đắm chìm trong nét đẹp độc đáo của tàn tích thành cổ Korykos Thổ Nhĩ Kỳ

Thành cổ Korykos đã từng là một trong những thành phố cảng sầm uất, nhộn nhịp ở thời trung cổ và nay dù chỉ còn lại tàn tích thì nơi đây vẫn chất chứa những nét đẹp độc đáo, khắc sâu, khiến mỗi du khách đều không thể cất bước rời đi.

1. Korykos, thành phố cảng La Mã sầm uất bậc nhất thời trung cổ

Thành phố cảng cổ xưa cực quan trọng thời trung cổ

Thành phố cổ Korykos nằm cách phía Tây Elaeussa khoảng 3.5 km, tàn tích của thành phố này đang nằm giữa làn biển xanh ngắt, 4 phía đều là nước biển tạo nên một nét đẹp độc đáo, khác biệt cho di tích cổ xưa giữa vô số các di tích nổi danh của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.

Korykos lần đầu tiên được nhắc đến là vào thời Ptolemaic của vua Antiochos III, thành phố cổ đã từng là một trong những thành phố cảng lớn dưới thời La Mã cổ đại và sau đó là một trung tâm đô thị quan trọng dưới thời Byzantine, trung cổ.

Vào đầu thế kỷ thứ 12, thành cổ dưới sự kiểm soát của đô đốc Eustathios Kymineianos của đế quốc Byzantine đã được cải tạo, củng cố lại theo lệnh của Alexios I Komnenos, lần này thành cổ xây thêm lâu đài trên 1 hòn đảo nhỏ.

Lâu đài mới cất này sau đó đã được gọi là “lâu đài thiếu nữ”, sở dĩ có cái tên này là vì người ta tương truyền rằng 1 vị vua đã từng giam giữ con gái mình ở đây cho tới khi cô bị hại chết bởi 1 con rắn độc. Trước đó, có người đã tiên đoán rằng cô sẽ chết vì bị rắn cắn. Thế nên, cô đã được vua cha đưa đến lâu đài biển này để được bảo vệ an toàn nhưng 1 con rắn đã được bỏ vào giỏ đưa đến lâu dài và nó đã cắn chết cô.

Sau khi Korykos được Eustathios Kymineianos trị vì thêm một thời gian dài sau đó, nó đã bị người Armenia chiếm giữ cho tới giữa thế kỷ 14, người Armenia đã biến thành cảng chiến lược này thành 1 phần lãnh thổ của vương quốc Cilicia – Armenia.

Tàn tích cánh cổng của thành cổ Korykos

Các quý tộc Armenia dù có một vài sự gián đoạn về thời gian nhưng họ vẫn duy trì nắm giữ tòa thành cho tới năm 1360 khi Quốc vương Síp – Peter I “sang bằng” Mamelukes.

Cuối thế kỷ 14, tòa thành cổ rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ đến khoảng năm 1448 hay 1454, Korykos lại thuộc về Karamanids, Ai Cập, rồi lại vào tay Karamanids lần thứ hai, cuối cùng là đế chế Ottoman – Thổ Nhĩ Kỳ.

Khi tòa thành được tiếp quản bởi người Thổ Nhĩ Kỳ nó đã từ từ suy thoái dù tên gọi vẫn được giữ nguyên cho tới ngày nay.

Nhiều cuộc khảo sát khảo cổ công bố vào các năm 1982, 1987 tiết lộ rằng người Armenia duy trì, đôi khi có sửa chữa, xây dựng lại kết cấu tòa thành cổ Korykos mà người Byzantine đã tạo ra.

Lâu đài đại lục sở hữu những bức tường đôi hình chữ nhật, tháp vuông cùng 2 nhà nguyện đều được xây dựng bằng gạch được lấy từ thành phố cổ gần đó. Trong đó công trình gốc của người Armenia duy nhất tại đây là 1 nhà nguyện nhỏ. Hòn đảo Korykos đã từng được liên kết với pháo đài trong đất liền bằng 1 đê chắn sóng.

2. Tàn tích thành cổ Korykos nằm giữa mênh mông biển xanh

Tàn tích thành cổ nằm giữa biển khơi mênh mông

Qua phần trên chắc bạn đã mường tượng ra một lịch sử đầy “sóng gió” của tòa thành cổ này rồi nhỉ. Ngày nay nó chỉ còn lại tàn tích nằm giữa lòng biển khơi, cô độc, đẹp đẽ và ám ảnh đến lạ thường.

Du khách có thể nhận thấy tàn tích của nó sau này chỉ còn lại trên hai đảo nhỏ, chúng cách nhau khoảng 425 m. Tại bức tường phía Đông Nam của lâu đài còn sót lại 1 cánh cổng kiểu La Mã, đây là công trình còn được bảo tồn tốt nhất ở phần khu vực cảng.

Ở bán đảo phía Đông cùng khu nội địa đã hầu như không còn thấy dấu tích cổ xưa nào. Tại bán đảo phía Tây, bạn lại dễ nhận thấy nay nó đã được lấp đầy bởi 1 lâu đài Armenia lớn cùng 1 bờ đê chắn sóng để bảo vệ bến cảng gần đó.

Những bức tường đá đổ nát đầy vết thời gian

Công trình còn lại bên dưới lâu đài có vết tích giống như một trung tâm thương mại xưa cũ, cách 100 m từ phía Đông của toà thành là phần nền móng của 2 tòa nhà, theo khảo sát của các nhà nghiên cứu thì trước đây, các nơi này có thể là đền thờ, ngoài ra ở đây còn có các mảnh cột vỡ, bức tường xung quanh.

Cách đền thờ tầm 100 m theo phía Đông Bắc được suy đoán là 1 khu phố cổ hình chóp, nghĩa trang. Người đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ – Hi Lạp có thể nhìn thấy quan tài đá ở đây, các quan tài được chạm khắc với hình ảnh những thanh kiếm, ngọn giáo của hình ảnh các chiến binh cổ xưa.

Mộ đá được xây dựng theo kiểu hình đa giác mang đậm phong cách kiến trúc của Roman – Hy Lạp. Các kiến trúc khác ở khu nghĩa trang lại có kiểu kiển trúc theo phong cách Kito giáo và La Mã.

Bức tường thành được xây dựng từ thời Byzantine bao bọc theo hình vòng cung dọc theo bờ biển. Quan sát từ phía Nam tới phía Đông của bức tường thành, bạn có thể nhìn thấy những dòng nước chảy từ phía đầu nguồn Elaeussa, Lamus đổ về.

Những công trình ngoại và nội thành khác như nhà thờ được xây dựng từ thế kỷ thứ V và VI TCN còn được bảo quản rất tốt từ thời Armenia. Lâu đài Armenia nằm gần bờ biển bắt đầu được bảo tồn từ thế kỷ XIII, là tòa lâu đài được xây dựng bởi 1 người cầm quyền vào thời Byzantine.

Du khách đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ nếu di chuyển về con đường cổ dài khoảng 3 km đến Kambazli sẽ thấy có hai tháp canh ở đây, nằm phía sau tháp canh là 1 cụm tòa nhà được bao quanh bởi 1 bức tường với thiết kế tháp, pháo đài cho thấy đây có thể là 1 phần của hệ thống phòng thủ Hellenistic Olban hay 1 trường tu Korykians.

Nằm bên dưới của pháo đài du khách có thể tìm thấy các vài bức phù điêu được cắt từ đá vào thời La Mã, chúng còn có một dòng chữ kèm để diễn đạt ý nghĩa của bức phù điệu.

Động Korykian bí ẩn, nhiều hấp dẫn với ai ưa khám phá

Nằm cách Korykos về phía Tây khoảng 5 km là động Korykian huyền bí, du khách sau khi tham quan thành cổ nên ghé đến trải nghiệm hồ đá vôi tự nhiên cùng hang động tuyệt đẹp ở đây.

Theo người dân Thổ cho biết, hang động Korykian vốn từng là nơi ẩn náu của người dân sinh sống xung quanh mỗi khi có các cuộc xâm lược từ nước ngoài, nơi đây như một tấm chắn tự nhiên giúp bảo vệ người dân an toàn cho tới khi các cuộc chiến ngừng lại.

Bên trong hang động ở phía dưới có nhà nguyện Đức Mẹ Maria được bảo tồn cực tốt từ thế kỉ IV TCN, người đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch nên vào nhà nguyện tham quan khi đến đây để cảm nhận nét văn hóa bản địa ấn tượng trong nhà nguyện này.

Ở phía trên của hang có 1 đền thờ thần Zeus được xây cất cực tinh xảo, sự tôn kính vị thần này ở đây cực cao, người dân bản xứ còn lưu truyền một truyền thuyết kể về thần Zeus và Typhon được bản địa hóa tại hang động này nữa đấy.

Dạo quanh 1 vòng đến thành cổ Korykos cùng hang động Korykian sẽ là một trải nghiệm cực vô giá đến với du khách, nhất là những người đam mê khảo cổ, đam mê văn hóa phương Tây.

Ngoài ngắm nhìn cảnh sắc của các công trình nhân tạo thì biển xanh thăm thẳm, bầu trời trong vắt ở nơi đây chắc chắn cũng sẽ níu giữ chân bạn ghé đến nơi đây vài lần nữa đấy.

Những tàn tích vượt thời gian, di tích chứng minh cho một thời kỳ lịch sử đã qua ở thành cổ Korykos sẽ làm bạn xao xuyến mãi đấy. Nếu tò mò vào vttravelplus.com tìm hiểu thêm về các chuyến du lịch đến nơi đây và đặt vé ngay hôm nay bạn nhé.

Leave a Reply