Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ghé thăm lăng mộ tuyệt mỹ nhất thế giới cổ đại – Mausolus

Trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, bạn biết đến nhiều nhất là kỳ quan nào? Lăng mộ Giza, vườn treo Babylon hay ngọn hải đăng Alexandria? Thế bạn có biết trong danh sách nào còn có 1 lăng mộ cực kỳ nổi tiếng nằm ở Thổ Nhĩ Kỳ và được vinh danh là lăng mộ hoàn mỹ nhất cổ đại – Lăng mộ Mausolus.

1. Lăng mộ cho người chồng kính yêu của vợ vương hầu xứ Caria

Ghé thăm lăng mộ tuyệt mỹ nhất thế giới cổ đại – Mausolus

Ngôi mộ được vinh danh là ngôi mộ hoàn mỹ nhất thế giới cổ đại

Tọa lạc tại vùng Halicarnassus, xứ Caria xưa (nay chính là Bodrum của Thổ Nhĩ Kỳ), lăng mộ Mausolus còn được gọi là lăng mộ Halicarnassus xây dựng vào khoảng năm 350 TCN. Lăng mộ được đặt theo tên của vị vương hầu đế chế Ba Tư cổ, người đã yên nghỉ giấc ngàn thu tại đây cùng với vợ và chị gái của ông.

Cũng theo nhiều tài liệu cho biết người đề xướng xây dựng công trình này có thể là chính vương hầu nhưng một số ghi nhận lại có thể là vợ ông – phu nhân Artemisia. Công trình này xây dựng dưới bàn tay của 2 kiến trúc sư người Hy Lạp nổi tiếng là Pythius cùng Satyrus.

Lăng mộ xây dựng kỳ công như 1 tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ từ trong ra ngoài nên sau khi hoàn thành nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng và từ “Mausoleum” có nguồn gốc từ tên lăng mộ này còn được sử dụng như từ tiếng Anh chỉ về các ngôi mộ, lăng mộ.

Đặc biệt, nguyên nghĩa của từ này phiên dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “Để vinh danh Mausol”, cách đặt tên này như thể hiện tình yêu, sự tưởng niệm, vinh dành đầy trang trọng của người vợ dành cho người chồng kính yêu đã ra đi của mình.

Ghé thăm lăng mộ tuyệt mỹ nhất thế giới cổ đại – Mausolus

3 loại đá được sử dụng cho công trình, lượng đá cùng cực lớn

Ngôi mộ thiết kế cực kỳ đồ sộ, có kích cỡ vượt xa kích cỡ của những ngôi mộ cùng thời với diện tích hơn 1200 m2, cao tới gần 45 m. Lăng mộ Halicarnassus thiết kế khá vuông vức, hình khối chữ nhật, theo đó các cạnh theo hướng Bắc, Nam ngắn hơn cạnh hướng Đông, Tây.

Ngôi mộ được làm cực kỳ vững chắc với mặt tiền sử dụng chất liệu đá cẩm thạch, đá vôi trắng và lõi bên trong dùng đá núi lửa màu xanh lục tuyệt đẹp. Lượng đá sử dụng cho công trình cực lớn, nếu chỉ xét riêng cho phần đài vòng thì cần đến hơn 24000 m3 đá.

Nguồn lấy đá đa dạng đến từ nhiều vùng khác nhau, riêng đá núi lửa được vận chuyển từ vùng rất xa Halicarnassus.

Chi phí khai thác, vận chuyển, đẽo gọt lượng đá này cực khổng lồ và để hoàn thành việc lấy nguyên liệu đá cũng đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc nhưng đây cũng chỉ là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng lăng mộ vĩ đại này và cũng từ đây, ta mới thấy được, sự uy tín, giàu có và vai trò chính trị to lớn của vương hầu Mausolus như thế nào trong xứ Caria lúc bấy giờ.

Trở lại với ngôi mộ Mausolus, phần lăng đặt nằm trên 1 đài vòng rộng gần 40 x 35 m, trên đài vòng đặt các dãy cột kiểu Ionic bao bọc xung quanh lăng, dãy cột này chiếm tới 1/3 của chiều cao mộ và phía trên cùng có 1 khối hình kim tự tháp 24 bậc thang cao tầm 7 m.

Để giữ cho công trình luôn khô ráo và vững chắc theo thời gian, các nhà kiến trúc sư xây dựng 1 hệ thống ống thoát nước và hành lang ngầm cực tinh vi nhưng không làm mất đi nét thẩm mỹ của công trình. Bao quanh lăng mộ là tường thành nâng tổng diện tích của công trình lên đến 2.5 hécta, có 1 cổng ở mặt phía Đông của lăng mộ.

Ghé thăm lăng mộ tuyệt mỹ nhất thế giới cổ đại – Mausolus

Lăng mộ được điêu khắc tinh khảo, tráng lệ

Trang trí cho công trình là những bàn tay điệu nghệ của các nhà điêu khắc nổi tiếng nhất thời bấy giờ và 5 tên tuổi nổi bật nhất là Bryaxis, Leochares, Praxiteles, Timotheos và Scopas. Một điêu khắc sư trong 5 người này phụ trách thực hiện các xe ngựa có 4 con ngựa kéo xe cực lớn đặt trên đỉnh kim tự tháp và 4 người còn lại, mỗi người trang trí 1 mặt của công trình.

Có 2 trụ ngạch xuyên qua 4 mặt của ngôi mộ, 1 trụ thể hiện hình ảnh trận chiến của những người Centaur và Lapith trong khi 1 trụ còn lại là thể hiện trận chiến của người Hy Lạp và người Amazon.

Theo dòng thời gian, lăng mộ của Mausolus gần như bị quên lãng, địa điểm của lăng cũng bị thất lạc khi các kỵ sĩ Thánh John vào khoảng thế kỷ 15 đến lăng mộ, phá hủy các mặt đá cẩm thạch, đá vôi để dùng gia cố cho thành trì ở Bodrum và theo tài liệu ghi chép lại họ đã tiến vào phòng chứa thi hài của chủ lăng mộ là vương hầu Mausolus, nhiều tài sản đã bị lấy mất, quan tài bị vỡ, có thể là do những kẻ trộm mộ.

2. Di tích đổ nát nhưng vẫn còn có đó vết tích của nền nghệ thuật rực rỡ xưa kia

Tàn tích của lăng mộ vĩ đại

Sau cuộc thăm viếng “không mong đợi” của các kỵ sĩ Thánh John thế kỷ 15 thì mãi đến thế kỷ 19, nhiều cuộc khai quật lăng mộ mới chính thức được thực hiện để khôi phục lại phần nào sơ đồ, hình ảnh của lăng mộ vĩ đại. Thậm chí các nhà khảo cổ còn phục dựng phần nào công trình ở 1 nghĩa địa.

Các chứng cứ khảo cổ thu thập được từ di tích khá ít ỏi và mơ hồ, họ cũng không thể giải thích cách những người cổ đại đưa những viên đá lên trên cao để xây dựng các mặt lăng mộ, phần kim tự tháp, đỉnh kim tự tháp.

Với vấn đề trang trí mộ Mausolus Thổ Nhĩ Kỳ, việc di chuyển những khối đá đã điêu khắc lên các trụ, mặt trên của lăng cũng làm các nhà khảo cổ đau đầu vì rõ ràng những tác phẩm điêu khắc lớn hơn người thực đưa lên cao rất khó hoàn chỉnh, dễ bị gãy, nứt. Nên việc hoàn thành công trình này quả là một sự sáng tạo vô cùng to lớn, thể hiện trí tuệ, tài hoa của người cổ đại cực kỳ “đáng gờm”.

Từ các mảnh vụn còn sót lại trong lăng chính, người ta nhìn thấy những tác phẩm điêu khắc không giá đỡ rất tinh xảo và tráng lệ.

Nước màu sơn của các tác phẩm tuy đã phai nhạc theo thời gian nhưng người ta vẫn nhìn thấy được màu đỏ, nâu cho phần tóc, xanh dương, tím, đỏ cho phần trang phục, râu đàn ông. Ở phần gờ mái của công trình, quan sát kỹ bạn vẫn có thể nhìn thấy màu sơn vàng, nâu ở tượng sư tử.

Vật trang trí hình tròn còn sót lại trong lăng mộ

Vì công trình trước đó đã “qua tay” các kỵ sĩ Thánh John rồi trộm mộ nên trong các cuộc khai quật, nhà khảo cổ chỉ tìm thấy trong phòng chứa thi hài những vật nhỏ hình tròn bằng kim loại trang trí với những họa tiết đặc biệt, đây có thể là thủ tục mai táng thời bấy giờ.

Qua quá trình khai quật lăng mộ Mausolus, nghiên cứu, các nhà khảo cổ cho rằng mục đích xây dựng lăng mộ hoàn mỹ này có thể là để biểu lộ ham muốn chinh phục, thống nhất các vùng lãnh thổ của vương hầu Caria nên ngôi mộ của ông kết hợp các nét kiến trúc đặc trưng của Ai Cập, Hy Lạp và Lycia.

Khi tổng hợp kiến trúc của nhiều nền kiến trúc khác nhau thành 1 như thế, công trình thay vì trở nên rời rạc lại qua bàn tay của các điêu khắc, kiến trúc sư tài hoa nó trở nên đẹp đẽ, ngạo nghễ, tráng lệ đến bất ngờ.  

Ngày nay lăng mộ chẳng còn lại gì nhiều nhưng trên nền đất xưa, du khách tham quan vẫn có thể tìm được, cảm nhận được thành tựu văn minh – nghệ thuật rực rỡ cổ xưa này vẫn còn đó những nét đẹp tuyệt hảo mà nhiều công trình nghệ thuật hiện đại bây giờ không thể nào sánh bằng đấy.

Công trình lăng mộ Mausolus hiện tại nằm ở Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ, du khách có thể đặt tour đến đây thăm quan hoặc cùng bạn bè du lịch tự túc, nhớ hỏi rõ người bản xứ kỹ càng về vị trí của lăng mộ để được chỉ dẫn đường đi chi tiết, tránh lạc đường bạn nhé.

Leave a Reply