Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Diyarbakir – Pháo đài có tường thành dài thứ 2 thế giới chỉ sau Vạn Lý Trường Thành

Nếu người Trung Quốc vô cùng tự hào về tường thành dài nhất thế giới của mình – Vạn Lý Trường Thành thì người Thổ cũng có niềm tự hào “lớn lao” không kém là Diyarbakir Thổ Nhĩ Kỳ, tường thành dài thứ 2 thế giới cũng là 1 trong những pháo đài quân sự cổ xưa nhất thế giới còn tồn tại cho tới ngày nay.

1. Diyarbakir – Pháo đài quân sự đồ sộ đã tồn tại đến 9000 năm ở Thổ Nhĩ Kỳ

Pháo đài nằm ở giữa trung tâm của thành phố cổDiyarbakir

Pháo đài Diyarbakir nằm ngay trung tâm của thành phố Diyarbakir, Thổ Nhĩ Kỳ, một thành phố cổ có lịch sử lâu đời bậc nhất ở đất nước Gà Tây.

Với vị trí địa lý, chính trị vô cùng quan trọng của mình, Diyarbakir chưa từng bị thời đại lãng quên, nó đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, nền văn minh khác nhau tương ứng với nhiều lần chuyển giao quyền cai trị của các đế chế hùng mạnh nhất khu vực như La Mã, Hy Lạp, Ả Rập, Sassanid, Byzantine, Ottoman và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Bởi sự quan trọng của thành phố như vậy nên pháo đài quân sự Diyarbakir, “tường rào” bảo vệ thành phố, các đế chế lúc bấy giờ cũng có lịch sử lâu đời và có thể nói nó là một trong những pháo đài quân sự cổ xưa nhất thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay.

Qua nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học, khảo cổ vẫn chưa xác định được niên đại chính xác của Diyarbakir. Một lý do quan trọng cho việc không thể xác định niên đại của pháo đài chuẩn xác được là do công trình này được nhiều nền văn minh khác nhau hoàn thiện qua nhiều thế kỷ nên quá trình nghiên cứu trở nên phức tạp, khó xác định.

Đã có nhiều giả thuyết về niên đại của pháo đài và giả thuyết được đồng thuận nhiều nhất là Diyarbakir đã được người La Mã bắt đầu xây dựng vào khoảng năm 297 sau Công nguyên (SCN), 9000 năm trước.

Tới năm 349 SCN, những bức tường tiếp tục được mở rộng, kéo dài hơn theo sắc lệnh của vua Constantius II. Trong hơn 1500 năm tiếp theo đó các bức tường vẫn vừa được củng cố vừa được nối dài thêm ra các khu vực xung quanh.

Công trình dần dần hình thành nên kết cấu cơ bản với 2 thành lũy bên trong và bên ngoài, 4 cánh cổng ra vào gồm có cổng Dag, cổng Urfa, cổng Junior và cổng Mardin, pháo đài còn có 82 tháp canh đặt trên tường thành, chủ yếu là do người La Mã xây dựng sau đó người Ottoman đã xây dựng thêm khi họ tiếp quản thành phố vào thế kỷ thứ 15, 16.

Quần thể rộng lớn được xây dựng, mở rộng qua từng triều đại

Sau sự thất bại của Safavids ở Diyarbakir, chính quyền Ottoman đã tiến hành phá hủy các bức tường để lấy chỗ cho các đại bác và sau đó, họ cũng đã cho xây dựng lại tường thành nên tới thời hiện đại, các bức tường thành vẫn còn duy trì nguyên vẹn, tạo thành 1 vòng bao quanh thành phố đến hơn 3 dặm vuông, chiều cao bức tường thành tới trên 10m.

Quần thể pháo đài sau thời gian dài xây dựng và củng cổ ngoài tháp canh, cổng ra vào, ở đây còn có khu giam giữ, nhà kho, các công sự được xây theo hình móng ngựa với nhiều tầng, mỗi tầng đều thiết kế lỗ châu mai. Bên trong pháo đài có lâu đài, nhà thờ, những công trình công cộng khác.

Đặc biệt, trong pháo đài sử dụng nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc ấn tượng có niên đại từ năm 349 SCN, với người đi du lịch Thổ Nhĩ Kỳ có niềm đam mê với các tác phẩm điêu khắc cổ hẳn sẽ có vô cùng thích thú với các tác phẩm ở pháo đài đấy.

Tường thành làm bằng đá vô cùng kiên cố, cứng cáp

Toàn bộ pháo đài được xây đựng bằng chất liệu đá, chủ yếu là đá Bazan đen ở vùng núi lửa Karacagad giúp công trình thêm kiên cố, vững chắc theo thời gian.

Vào thời hiện đại, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã cố gắng đưa ra nhiều phương án bảo tồn công trình tốt hơn nhưng 1 cuộc chiến giữa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và quân du kích Kurd nổ ra vào năm 2015 đã tạo nên một thiệt hại lớn với pháo đài cùng nhiều công trình di tích lịch sử xung quanh.

Một phần tường thành pháo đài bị sụp đổ cùng với các nhà thờ, công trình công cộng khác. Hơn nữa, nhiều khu vực sinh sống của người dân xung quanh tường thành bị phá hủy, người dân bỏ đi và nơi đó đã trở thành hoang phế cho tới ngày nay nên kế hoạch bảo tồn pháo đài của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị phá vỡ, chưa có kế hoạch bắt đầu lại.

2. Ngắm vườn Hevsel tuyệt đẹp bên bờ tường Diyarbakir

Nếu có một công trình nào có lịch sử lâu đời, gắn liền mật thiết với pháo đài cổ xưa Diyarbakir Thổ Nhĩ Kỳ về cả mặt địa lý, kinh tế và chính trị thì đó chính là vườn Hevsel.

Vườn Hevsel cung cấp nguồn lượng thực dồi dào cho pháo đài qua hàng thiên niên kỷ

Một khu vườn từng được mệnh danh là “Vườn địa đàng” tọa lạc trong khu đất nông nghiệp rộng đến 700 ha, trải dài đến tận bờ sông Tigris, là nguồn cung cấp thực phẩm, nước sinh hoạt chính cho pháo đài Diyarbakır trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Khu vườn chia làm 5 khu vực chính, mỗi khu vực được quy hoạch canh tác khác nhau nhưng tổng thể tạo nên một nét nên thiên – nhân tạo vô cùng tuyệt sắc từ cổ đại cho tới ngày nay.

Vườn Hevsel lần đầu tiên được nhắc đến là trong cuốn biên niên sử Aramean niên đại từ thế kỷ thứ 9 trước Công Nguyên.

Theo biên niên sử ghi lại, vườn Hevsel được thiết lập trên ngọn đồi phía trên pháo đài từ rất sớm khi Diyarbakır chỉ mới được xây dựng trên 1 vách đá bazan có hướng nhìn ra phía sông Tigris.

Vào năm 866 SCN, khi thành phố Diyarbakır bị quân đội của vua Assyria Ashurnasirpal II bao vây, vua đã phá hủy khu vườn như một hình thức trừng phạt với chính quyền nắm giữ thành phố lúc bấy giờ. Sau này, khi nhận biết được tầm quan trọng của thành phố, các chính quyền của Hy Lạp, La Mã, Sassanid, Byzantine, Ottoman mới bắt đầu khôi phục và tiếp tục phát triển nông nghiệp ở vườn Hevsel.

Hevsel Thổ Nhĩ Kỳ có vị trí ở giữa thành phố và sông Tigris, có khá nhiều suối nhỏ bên trong vườn Hevsel giúp cung cấp lượng nước dồi dào cho công việc tưới tiêu dễ dàng hơn với người nông dân.

Vườn Hevsel có diện tích lên đến 700 ha

Ruộng bên trong Hevsel được chia thành nhiều thửa rộng, đã có từ hàng thiên niên kỷ qua, các kênh nước gần ruộng cũng trông sâu hơn, cũ kỹ hơn những khoảnh ruộng bậc thang mới tạo thời hiện đại.

Vào năm 1655, việc phát triển vườn Hevsel trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết, các khu vườn nằm ở cả 2 bên bờ sông Tigris đều tràn ngập các giống cây trồng đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt còn trồng dưa hấu, cây mơ, cây liễu, vườn nho, vườn hoa hồng, vườn húng quế… tỏa mùi thơm ngát quanh năm.

Với những thừa ruộng màu mỡ được phù sa sông Tigris bồi đắp hằng ngày, vườn Hevsel vẫn luôn được canh tác cho tới ngày nay, mặc dù một phần đất của khu vườn đã bị các doanh nghiệp, nhà nước chiếm dụng cho mục đích kinh doanh, quân sự.

Các du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch khi tới vườn Hevsel vẫn sẽ được chiêm ngưỡng cả “rừng” cây xanh hoa lá xinh tươi với 1/3 khu vườn trải đầy các cây dương, trong khi phần còn lại của khu vườn “nhường chỗ” cho các loại rau củ quả đa sắc đa màu như rau mùi tây, cải xoong, cà tím, bí, mận, anh đào, quả sung, bắp cải, rau bina, rau diếp, củ cải, hành lá, dâu, cà chua, ớt, đậu, đào, mơ…

Cả pháo đài Diyarbakir Thổ Nhĩ Kỳ và vườn Hevsel đều đã được tổ chức quốc tế UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 2015.

Nếu bạn chưa có dịp tới đây thăm quan, hãy cùng vttravelplus.com bắt đầu chuyến đi đến Thổ Nhĩ Kỳ khám phá 2 địa điểm du lịch thú vị này trước khi quá muộn, tin tôi đi, bạn sẽ cực mê mẩm đấy.

Leave a Reply