Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thổ Nhĩ Kỳ: Điểm đến mới của các ngôi sao bóng đá châu Âu

Trong kì chuyển nhượng hè năm nay đã có 3 cầu thủ của giải ngoại hạng Anh chuyển tới Thổ Nhĩ Kỳ thi đấu. Đó là Lukas Podolski, Nani và sắp tới là Robin van Persie. Đất nước nằm ở 2 châu lục Á-Âu này đang dần trở thành một địa điểm thi đấu lí tưởng cho các cầu thủ muốn trải nghiệm những thử thách mới..

Những ngôi sao bóng đá châu Âu trên đường tới bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

Chỉ mới 3 năm trước Van Persie còn là cái tên hot nhất ở giải Ngoại hạng Anh, khi anh chuyển từ Arsenal đến Manchester United và là Vua phá lưới, giờ đây cầu thủ người Hà Lan sắp chuyển tới Fenerbahce. Tại đây Van Persie sẽ có cơ hội ra sân nhiều hơn và gặp lại người đồng đội Nani ở MU. Đến với Fenerbahce nhưng cả 2 vẫn có cơ hội được thi đấu tại cúp C1 Châu Âu mùa giải tới.

Van Persie chuyển tới thi đấy cho đội bóng thổ nhĩ kỳ Fenerbahce
Van Persie sắp thi đấu cho Fenerbahce (Ảnh: Internet.)

Van Persie sẽ bước sang tuổi 32 vào tháng tới, có thể không còn ở đẳng cấp cao như trước nhưng anh vẫn là một bản hợp đồng chất lượng cho Fenerbahce, đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ đang nuôi hi vọng vươn ra tầm châu lục. Tuy vậy điều đó là không dễ dàng cho Fenerbahce, ngay cả trong giải đấu trong nước, khi hàng loạt những câu lạc bộ Thổ Nhĩ Kỳ khác cũng đang bỏ ra số tiền lớn chiêu mộ cầu thủ từ các giải đấu lớn, trong đó có cả ngoại hạng Anh, nơi mà mức lương cầu thủ luôn ở mức cao.

Antalyaspor đã kí hợp đồng với Samuel Eto’o từ Sampdoria, ngoài ra đội bóng này cũng đã chiêu mộ được Ronaldinho. Podolski gia nhập đội đương kim vô địch Thổ Nhĩ Kỳ Galatasaray, đội bóng cũng được cho là đang theo đuổi hậu vệ Vlad Chiriches của Tottenham và Rafael của Man United. Lí do chính khiến các đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ phải mạnh tay mua sắm các cầu thủ ngoại có chất lượng là vì điều luật hạn chế cầu thủ ngoại của Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ.

Chỉ có 6 cầu thủ ngoại được ra sân trong đội hình mỗi đội, điều này được cho là giúp cải thiện tầm ảnh hưởng của cầu thủ nội trong giải đấu. Chính vì hạn chế này mà các đội bóng không thể trông chờ vào những bản hợp đồng thiếu chất lượng và không được kiểm chứng từ nguồn cầu thủ ngoại không nổi tiếng, những cầu thủ chất lượng từ những giải đấu hàng đầu châu Âu sẽ giúp đội bóng rất nhiều trong giải đấu trong nước ngày càng khốc liệt.

ronaldinho đến antalyaspor chơi bóng
Antalyaspor chiêu mộ thành công Ronaldinho (Ảnh: Internet)

Sự phát triển của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ

Bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ đang dần đi theo con đường mà giải ngoại hạng Anh đang đi, khi tìm cách hạn chế số lượng cầu thủ ngoại và đưa ra điều khoản yêu cầu số lượng tối thiểu các cầu thủ nội, cầu thủ tự đào tạo trong đội hình. 3 ông lớn của bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ là Galatasaray, Fenerbahce và Besiktas luôn là những đội bóng rất tham vọng, không chỉ ở giải đấu trong nước mà còn là tham vọng ở trời Âu.

Galatasaray từng vô địch giải đấu tiền thân của Europa League hiện nay, và họ mong muốn sớm trở lại vinh quang đó. Chính vì những tham vọng này mà các câu lạc bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng vung tiền chiêu mộ những ngôi sao lớn của bóng đá thế giới. Tất nhiên danh tiếng của những Galatasaray hay Fenerbahce chưa đủ hấp dẫn những ngôi sao hàng đầu đang thi đấu ở các giải hàng đầu châu Âu, nhưng những cầu thủ lão tướng, những người đã thể hiện được mình trong màu áo các đội bóng lớn của châu Âu nhưng nay nằm ngoài kế hoạch của đội bóng có thể vẫn sẽ là những lựa chọn hữu ích cho giải đấu Thổ Nhĩ Kỳ.

Vấn đề tiền bạc luôn là điều mà các đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ phải xem xét, trong trường hợp của Van Persie, mức tiền lương 240.000 bảng/tuần của anh sẽ là một rào cản không nhỏ cho Fenerbahce khi tiếp cận chân sút này. Fenerbahce đã từng bị cấm tham gia vào thị trường chuyển nhượng châu Âu vì một số sai phạm trong chuyển nhượng cầu thủ trước đây và giờ đây khi trở lại họ phải chịu sức ép từ UEFA (luật công bằng tài chính) và Liên đoàn bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ (luật hạn chế cầu thủ ngoại).

Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ thực sự là địa điểm mà các cầu thủ nổi tiếng muốn đến thi đấu, tuy nhiên khát vọng và sự cổ vũ cuồng nhiệt của khán giả Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ là một sức hút đối với những cầu thủ đã qua thời kì đỉnh cao và vẫn muốn thi đấu trong môi trường bóng đá cuồng nhiệt.

Tuy nhiên bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ không phải luôn trải qua toàn màu hồng. Sự cuồng nhiệt của cổ động viên đồng nghĩa với việc nếu không thi đấu tốt những ngôi sao nhận lương khủng sẽ phải chịu những áp lực cực lớn, và có thể sẽ hứng chịu cơn thịnh nộ của người hâm mộ đội bóng.

Như đã nói ở trên, các cúp châu Âu luôn là mục tiêu quan trọng mà các đội bóng lớn ở Thổ Nhĩ Kỳ hướng đến. Galatasaray từng mời Roberto Mancini làm huấn luyện viên và đưa về Didier Drogba và Wesley Sneijder để thực hiện mong muốn của mình. Đội bóng này từng lọt vào vòng 16 đội của cúp C1 châu Âu, tuy nhiên mùa giải vừa qua họ kết thúc vòng bảng ở vị trí cuối cùng với chỉ 1 điểm, rõ ràng là quá thất vọng so với những đầu tư của giới chủ giàu tham vọng.

Hiện tại chỉ còn Sneijder là còn ở lại với đội bóng, và người hâm mộ Galatasaray hi vọng đội bóng có thể kí hợp đồng với những cầu thủ lớn giống như đối thủ không đội trời chung Fenerbahce trong thời gian vừa qua. Besiktas lại có vẻ đang hụt hơi trong cuộc chiến kim tiền khi huấn luyện viên của họ Slaven Bilic chuyển tới West Ham làm việc, còn chân sút chủ lực Demba Ba cũng quyết ra đi.

Sẽ còn rất nhiều đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ được tiêu trên thị trường chuyển nhượng cho đến những ngày cuối cùng.

Bạn đọc Nguyễn Danh Nghĩa
Nguồn: msport.com.vn

Leave a Reply