Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Ngẩn ngơ trước nét đẹp không tưởng của nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed

Ngẩn ngơ trước nét đẹp không tưởng của nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed

Nhà thời Hồi giáo Sultan Ahmed hay còn được gọi là Blue Mosque – Thánh đường Xanh là một trong những nét nổi bật nhất trên đường chân trời Istanbul, niềm tự hào bất diệt của Thổ Nhĩ Kỳ và chắc chắn nó cũng là một trong những tuyệt tác vĩ đại bậc nhất của nhân loại còn tồn tại cho đến ngày nay.

1. Nhà thờ Hồi giáo ra đời từ cuộc chiến bại

Ngẩn ngơ trước nét đẹp không tưởng của nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed

Xây dựng dưới thời vua Ahmed I

Thánh đường Xanh được xây dựng vào khoảng giữa những năm 1609 – 1616, dưới thời trị vì của đức vua Ahmed I.

Sở dĩ nhà thờ được xây dựng là bởi sau khi hòa ước Zsitvatorok được ký kết, Thổ Nhĩ Kỹ phải nhận kết quả bất lợi sau cuộc chiến với Ba Tư, vua Sultan Ahmed I đã quyết định phải xây dựng nên 1 nhà thờ Hồi giáo lớn tại thành phố Istanbul để xoa dịu Thượng đế Allah.

Sau đó, trong hơn 40 năm, nhà thờ Hồi giáo vĩ đại này đã từng bước được xây dựng lên từ bàn tay của vô số người thợ cùng kiến trúc sư tài năng và nó cũng “ngốn cả đống tiền” của ngân khố quốc gia.

Bởi trong khi những hoàng đế đời trước sử dụng các chiến lợi phẩm từ những cuộc chiến tranh để xây dựng các nhà thờ thì Sultan Ahmed I đã chiến bại, không dành được bất kỳ chiến lợi phẩm nào nên ông phải rút tiền từ ngân khố để chi trả cho việc xây dựng nhà thờ.

Chính vì thế, nó cũng đã gây nên hàng loạt sự kích động, giận dữ của các Ulema, những tu sĩ chuyên quản luật lệ Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ lúc bấy giờ.

Vị trí được chọn để xây dựng nhà thờ Hồi giáo Sultan Ahmed là vị trí của cung điện hoàng đế Byzantine, nằm đối diện với nhà thờ Hagia Sophia (vào thời điểm đó, Hagia Sophia là nhà thờ Hồi giáo được tôn kính nhất Istanbul), ngoài ra, còn nằm gần trường đua ngựa, vị trí nhà thờ là 1 địa điểm có ý nghĩa tượng trưng cực lớn.

Vật liệu xây dựng chủ yếu là đá và cẩm thạch

Phần lớn phía Nam của nhà thờ Hồi giáo được xây dựng trên nền móng và hầm của tòa cung điện Lớn – Great Palace. Nhiều công trình trong nhà thờ cũng được xây dựng ở khu vực này, nổi bật nhất là cung điện Sokollu Mehmet Pasa. Một phần lớn của Sphendone, khu khán đài cấu trúc hình chữ U của trường đua ngựa cũng được loại bỏ để nhường chỗ cho nhà thờ mới.

Để xây dựng nên công trình lớn này, một khối lượng khổng lồ các vật liệu đã được sử dụng và vật liệu được dùng nhiều nhất là đá và cẩm thạch. Lượng nguyên liệu được dùng thi công nhiều đến mức, nó đã làm cạn kiệt hầu hết những nguồn cung vật liệu xây dựng ở Thổ Nhĩ Kỳ và gần như không có nguyên liệu cho các công trình trọng yếu khác vài thời bấy giờ.

2. Thánh đường Xanh tuyệt đẹp giữa lòng Istanbul

Ngẩn ngơ trước nét đẹp không tưởng của nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed

Có giáo đường, khu lăng mộ cho người sáng lập và 1 trại tế bần

Về cấu tạo của nhà thờ, cũng giống như các nhà thờ Hồi giáo khác, Sultan Ahmed xây dựng có giáo đường, khu lăng mộ cho người sáng lập cùng 1 trại tế bần.

Còn về kiến trúc nhà thờ Sultan Ahmed, đây là một tuyệt tác đỉnh cao với sự kết hợp hài hòa đến hoàn hảo của phong cách kiến trúc nhà thờ Hồi giáo triều đại Ottoman và phong cách kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo thời Byzantine. Sultan Ahmed đúc kết những tinh túy của 2 trường phái kiến trúc nổi bật của Thổ Nhĩ Kỳ nên mỗi chi tiết trong nhà thờ đều tinh xảo, đẹp mắt, độc đáo đến khác biệt.

Công trình Đại thánh đường của nhà thờ có nhiều thiết kế theo kiến trúc Hồi giáo truyền thống đầy tỉ mỉ và tinh xảo nhưng cũng có nhiều yếu tố đặc trưng của kiến trúc trường phái Byzantine, nó khá giống như kiến trúc của Hagia Sophia, 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, cũng là nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới cho tới tận thế kỷ 16.

Mặc dù có nhiều điểm chung với các nhà thờ Hồi giáo khác cùng thời nhưng Sultan Ahmed lại sở hữu công trình tháp độc đáo, là 1 trong 2 nhà thờ Hồi giáo duy nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ có cấu trúc 6 tháp.

Nhà thờ có 4 tháp được xây dựng ở 4 góc của nhà thờ với hình dạng giống như cây viết chì đặt đứng với đầu chì ở phía trên, chúng có 3 tầng ban công thiết kế cùng các đòn chìa đúc làm bằng nhũ đá, loại nhũ cực bền, được tạo ra từ sự kết tụ của cacbonat canxi trong các hang động có số tuổi đến hàng triệu năm.

Còn 2 tháp còn lại của nhà thờ được đặt ở cuối sân ngoài, cấu tạo chỉ có 2 tầng ban công, đơn giản hơn 4 tháp chính.

Khoảng sân trước với diện tích cực lớn

Bố trí của thánh đường theo kiến trúc bất quy tắc, nhằm tận dụng tối đa lợi thế vị trí xây dựng của công trình, ở mặt chính cũng là lối vào của nhà thờ, khi di chuyển qua, bạn sẽ bắt gặp ngay khoảng sân trước có 4 mặt được thiết kế với kích thước rộng thênh thang giống như 1 quảng trường đối xứng nhỏ trong nhà thờ.

Vào tháng ăn chay Ramadan, trong khoảng sân này luôn tấp nập người ra vào cho đến khi mặt trời lặn.

Vị trí chính giữa sân Blue Mosquecó 1 đài phun nước hình lục giác có kích cỡ khá nhỏ so với diện tích của khoảng sân trước. Không chỉ đài phun nước có kích cỡ mà lối vào của nhà thờ cũng được các kiến trúc sư thiết kế khá nhỏ nhưng nhờ mái vòm được điêu khắc tỉ mỉ, chi tiết mà công trình trở nên đẹp mắt, nổi bật, hài hòa với toàn bộ công trình.

Khu vực thánh đường chính xây dựng theo kiểu xếp tầng giật cấp hướng lên cao liên kết với hệ thống mái vòm, bán vòm tạo nên nét tráng lệ ấn tượng.

Kiến trúc sư tạo mỗi mái vòm gồm 3 vòm thấp, nằm ở trên cùng là vòm lớn bao quanh tháng đường với đường kính dài tới 23.5m, đỉnh cao nhất đạt đến 43 m. Mỗi mái vòm chống đỡ với 4 cột trụ có kích thước cực lớn, được ví như “chân voi”.

Bên trong các cột “chân voi” có chân đế thiết kế với rất nhiều đường rãnh được lát cẩm thạch lồi, với phần trên được điêu khắc với những họa tiết cực kỳ tinh tế, tỉ mỉ.

Phía bên trong đại thánh đường là 1 “thế giới” nghệ thuật rộng lớn được tạo thành từ hơn 20.000 viên đá lát làm bằng chất liệu gốm thủ công, họa tiết sử dụng hình ảnh của hơn 50 loại hoa tulip khác nhau.

Ở tầng thấp hơn trong đại thánh đường, các viên đá lát có thiết kế truyền thống, trong khi những tầng khác là họa tiết rực rỡ với đa dạng các loài hoa, trái cây, cây cỏ cực sinh động.

Ngẩn ngơ trước nét đẹp không tưởng của nhà thờ Hồi Giáo Sultan Ahmed

Sắc xanh phủ khắp nhà thờ, xứng danh với cái tên Thánh đường Xanh

Đặc biệt nhất của nhà thờ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ này là sắc xanh phủ khắp công trình, lớp cẩm thạch đắt tiền khảm khắp các bờ tường, cột, mái vòm… tạo nên một tuyệt tác Xanh tuyệt mỹ có một không hai.

Ngoài ra, nhà thờ còn có hơn 260 cửa sổ làm bằng kính thiết kế phức tạp, lắp đặt ở phía trên cao cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên cho thánh đường, kết hợp với những chùm đèn treo bằng pha lê khung cảnh thánh đường càng thêm lung linh, rực rỡ.

Một phần quan trọng của nhà thờ là miếu Thánh Sepulchre được điêu khắc chủ yếu bằng vật liệu đá cẩm thạch, bức tường phủ đất nung đơn giản nhưng không đơn điệu, tăng vẻ uy nghiêm cho miếu thờ. Bên trong nhà thờ có ngôi mộ của người sáng lập, ông đã qua đời chỉ trong 1 năm kiệt tác vĩ đại này được hoàn thành.

Đèn pha lê, cửa kính cho thánh đường cực lung linh

Du khách đến Thổ Nhĩ Kỳ du lịch đến nhà thờ thăm quan không tốn chi phí vào cổng vì nó hoàn toàn miễn phí. Tuy vậy khi vào công trình tôn giáo bạn cần thể hiện sự tôn kính, thận trọng bằng cách giữ yên lặng, phụ nữ cần che đầu với khăn choàng có sẵn tại lối. Nơi đây cũng cấm sử dụng đèn flash máy ảnh nên khi chụp hình bạn cần lưu ý.

Thông tin về nhà thời Hồi giáo Sultan Ahmed trong bài viết này có đủ kích thích bạn “bỏ hết mọi thứ và đeo balô lên đường” chưa? Nếu có, đặt tour du lịch Thổ Nhĩ Kỳ ngay nhé.

Leave a Reply