Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Địa chỉ: 16 Nguyễn Huy Tự, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ. Từ 96% đến 98% dân số Thổ Nhĩ Kỳ được coi là theo Đạo Hồi trên danh nghĩa , và theo cuộc thăm dò tín ngưỡng có 97,8% dân số thực sự theo Hồi giáo. Hầu hết người Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ là người Hồi giáo Sunni (khoảng 70-80%), Hồi giáo Shia khoảng 20-30% dân số. Ngoài ra còn có một cộng đồng Shia Twelver chiếm khoảng 3% dân số.

thánh đường sultan ahmed (blue mosque)
Thánh đường Sultan Ahmed (Blue Mosque) là biểu tượng Hồi giáo của Thổ Nhĩ Kỳ

Hồi giáo được truyền bá vào Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ 7. Mặc dù hầu hết dân số Thổ Nhĩ Kỳ theo Hồi giáo, tuy nhiên, một cuộc khảo sát năm 2007 cho thấy khoảng 3% người dân “không có niềm tin tôn giáo”. Các nhà thời Hồi giáo hiện diện tại khắp các thành phố và thị trấn, trong đó có nhiều ở Istanbul. Nhà thờ Hồi giáo lớn được xây dựng trong thời kỳ của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm nhà: thờ Hồi giáo Kocatepe ở Ankara và nhà thờ Hồi giáo Sabanci ở Alana. Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay được coi là đã hiện đại hóa và rất phù hợp với cuộc sống hiện đại. Người Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao các giá trị đạo đức và tinh thần của Hồi giáo và coi đó là chuẩn mức cho các giá trị cuộc sống.

Trong giai đoạn trước, Đế chế Ottoman là một chế độ thần quyền và áp dụng luật pháp Hồi giáo là luật Shari’a, luật thánh của Kerim Kur’an-i (Thánh kinh Koran). Dân tộc thiểu số Kitô giáo và Do Thái giáo được điều chỉnh bởi luật của riêng mình, dựa trên Kinh Thánh riêng của họ. Đến đầu thế kỷ 20, Kemal Atatürk, Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng sự gắn kết giữa nhà nước và tôn giáo đã cản trở tiến bộ xã hội. Do vậy, chính sách thế tục được thực thi triệt để, giúp cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành quốc gia hiện đại, công nhận tự do tôn giáo nhưng luôn tách biện giữa tôn giáo với nhà nước.

Những tôn giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoài Hồi giáo là tôn giáo chính, các tôn giáo khác tại Thổ Nhĩ Kỳ chỉ chiếm từ 1% – 2% dân số và hầu hết trong số này thuộc về Kitô giáo. Kitô giáo có một lịch sử lâu dài ở Anatolia (nay là một phần của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ), là nơi ra đời của nhiều Kitô hữu Tông Đồ và Thánh, chẳng hạn như Saint Paul, Saint Timothy, Saint Nicholas. Nhìn chung các tín đồ Kitô giáo được tôn trọng và không gặp vấn đề gì lớn trong cuộc sống tại Thổ Nhĩ Kỳ – quốc gia có truyền thống Hồi giáo ôn hòa. Tuy nhiên, đáng chú ý là số người Kitô giáo đang suy giảm. Đông nhất trong cộng đồng Kitô giáo là khoảng 45.000 người tín đồ Chính thống giáo Armenia, sau đó là khoảng 17000 tín đồ gốc Syria, 8.000 tín đồ Công Giáo Canđê, 3000-4000 tín đồ Chính thống Hy Lạp. Thành phố Nicaea của Thổ Nhĩ Kỹ được coi là thành phố linh thiêng thứ ba của Đạo Thiên chúa (sau Jerusalem và Vatican).

đức giáo hoàng francis tại thổ nhĩ kỳ
Đức giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ năm 2014

Dân Do Thái ở Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những cộng đồng Do Thái lớn nhất và mạnh nhất bên ngoài Israel. Người Do Thái có thể tự do thờ cúng và hoạt động tôn giáo nói chung được chính phủ bảo vệ. Người Do Thái tham gia các hoạt động tại trường học, bệnh viện, và các tổ chức phúc lợi, thậm chí là hoạt động tại các toà soạn báo.

Như vậy, nền văn hóa Thỗ Nhĩ Kỳ thay vì tạo ra sự đồng nhất về văn hóa thì đã có sự pha trộn vô cùng đa dạng giữa các nền văn hóa khác nhau. Từ năm 1923 đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển đổi thành công từ một nhà nước tôn giáo thời Đế chế Ottoman để trở thành một quốc gia hiện đại với sự tách biệt rất rõ ràng giữa nhà nước và tôn giáo. Điều này được thực hiện nhờ vào quá trình hiện đại hóa đất nước, từ đó đã tạo ra một bản sắc văn hóa riêng biệt – bản sắc văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ.

Tìm hiểu thêm về loạt bài văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ.

Leave a Reply